Trong xã hội hiện đại hóa phát triển không ngừng. Nghề kiểm thử phần mềm đã dần trở thành một trong những nghề nghiệp trọng yếu. Chúng không chỉ giúp cho ngành CNTT vươn lên tầm cao so với thế giới. Software Tester còn mang tới nguồn lợi nhuận khủng cho những người có niềm đam mê với chúng.
Định hướng nghề nghiệp tester
Tuy nhiên, ít ai trong thế hệ trẻ có thể nắm rõ được định hướng nghề nghiệp Tester như thế nào? Để biết được các thông tin cụ thể về ngành nghề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Theo thống kê tính đến năm 2022, nhu cầu nhân lực đối với nghề nghiệp kiểm thử phần mềm vẫn rất cao. Tuy nhiên, thực tế thì số lượng người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về Tester lại cực kỳ ít. Điều đặc biệt, nghề Software Tester lại không có yêu cầu cao về “tuổi thọ nghề nghiệp”. Các nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng tuyển dụng bạn làm tester cho dù bạn đã 30 nhưng có đủ trình độ và chuyên môn.
Dựa theo những yêu cầu mà phần mềm và công ty đưa ra, bạn cũng có thể chủ động trau dồi những kiến thức và kỹ năng cho mình. Đến với nghề kiểm thử phần mềm bạn cũng được trang bị một số kiến thức cơ bản về:
Đọc hiểu những yêu cầu ứng dụng đưa ra
Đề ra các chiến lược và kế hoạch kiểm thử cụ thể
Rèn luyện được kỹ thuật phân tích và thiết kế test cases
Nhu cầu nghề Software tester vẫn rất cao
Trên thực tế, có nhiều công ty không thực hiện đào tạo những kiến thức trên đây. Mà ngay khi cung cấp dự án và sản phẩm đang phát triển, họ sẽ giao việc ngay cho Tester mới. Và tester sẽ phải vừa làm vừa tự học để trau dồi các kiến thức liên quan. Do nhu cầu nghề tester ngày càng nhiều, việc tự tìm hiểu và tìm kiếm hiệu quả từ cách tự học kinh nghiệm sẽ sàng lọc được những người tài.
Việc trở thành một tester không hề khó, nhưng trở thành một Tester xuất sắc lại cực kỳ gian nan. Kiểm thử phần mềm luôn đòi hỏi sự nhạy bén, kỹ năng, chuyên môn và thực lực không phải ai cũng sở hữu. Niềm đam mê công nghệ, mong muốn cống hiến và đóng góp những sản phẩm giá trị cho thị trường, khả năng quan sát tinh tế và tư duy nhạy bén chính là yêu cầu cơ bản cho nghề tester này.
Với những sinh viên CNTT, việc lựa chọn nghề nghiệp tester hay developer cũng đóng vai trò quan trọng. Họ cần nắm được những yêu cầu liên quan tới nghề nghiệp mà mình hướng tới. Từ đó có một nhận định chính xác về nghề nghiệp của mình. Đối với nghề Software Tester bạn cũng cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản về tư duy cũng như trình độ của mình như:
Yêu cầu gì cho một tester chuyên nghiệp?
Bên cạnh những kiến thức nền tảng được đào tạo trong những ngày tháng sinh viên. Kỹ năng lập trình của một tester ngày này cũng được yêu cầu nhiều hơn so với trước kia. Bên cạnh functional testing (kiểm thử chức năng), tester cần có những kiến thức về automation testing hay performance testing. Họ cần phải tự trau dồi, tìm hiểu và tự xây dựng được các giải pháp phục vụ cho việc kiểm thử tự động.
Các công việc liên quan tới vấn đề xây dựng hệ thống sẽ dần trở thành nhiệm vụ cơ bản cho một tester. Chính vì vậy, để có được kỹ năng đánh giá các công cụ nào “phù hợp”, chắc chắn tester phải có được khả năng lập trình cơ bản. Từ đó xây dựng được các tính năng phù hợp với các yêu cầu của dự án.
Theo thống kê thực tế, nếu việc kiểm thử dựa trên những tài liệu requirements thì kết quả khả thi chỉ nằm trong khoảng 70% những lỗi có khả năng xảy ra. Trách nhiệm của tester chính là phát hiện trong 30% lỗi còn lại, càng nhiều càng tốt. Và chắc chắn, việc phân tích công nghệ, phương pháp cài đặt cũng đóng vai trò quan trọng.
Tester chuyên nghiệp cần có khả năng sáng tạo cao
Điều đáng chú ý chính là tester phải vượt qua think out-of-the-box là những suy nghĩ cơ bản mà bất kỳ ai có thể nghĩ tới. Họ cũng cần tương tác với các phần mềm khác và tìm ra được các mắt xích rủi ro hay lỗ hổng công nghệ của dự án. Tester sẽ cùng với nhóm phát triển đưa ra các đánh giá, phân tích sản phẩm tương tự. Từ đó, đề xuất các cải thiện thực tế.
Từ những đánh giá này, họ sẽ xác định được các rủi ro liên quan tới quality, security, performance hay usability….Thực tế, không có nhiều công cụ hỗ trợ tốt cho những việc này. Chính vì thế, khả năng phân tích, tư duy sáng tạo của tester sẽ được sử dụng tối đa và việc này.
Tổng kết
Theo định hướng nghề nghiệp Tester, không có quá nhiều yêu cầu để trở thành một tester chuyên nghiệp. Chỉ cần bạn là một người có sự sáng tạo, yêu thích nghề nghiệp này, luôn sẵn sàng cống hiến và mang tới những đánh giá chính xác nhất về các sản phẩm công nghệ. Trình độ, kỹ năng của bạn sẽ được trau dồi theo thời gian. Sự nhiệt huyết, niềm đam mê của bạn chính là động lực để giúp bạn vượt qua mọi khó khăn để đến với nghề Software Tester đặc biệt này.
Bài viết liên quan tới nghề tester: