Cuộc sống công nghệ số ngày càng phát triển, kéo theo đó là những nghề nghiệp liên quan tới công nghệ ngày càng có nhu cầu cao. Cũng có nhiều bạn trẻ đưa ra những câu hỏi như: Nghề tester là gì? Tương lai nghề tester sẽ ra sao? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích cụ thể về tương lai nghề tester, mời bạn cùng tham khảo!
Tester là những người kiểm thử phần mềm. Là người sẽ tìm kiếm các lỗi, sự sai sót hay các vấn đề gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như phần mềm đó. Công việc chính mà một tester cần làm chính là kiểm tra và phát hiện các lỗi còn tồn tại trước khi bàn giao tới khách hàng.
Khái niệm nghề tester là gì?
Mỗi một dự án dù lớn hay nhỏ đều cũng cần tester. Tuy nhiên, vai trò của tester trong mỗi dự án phần mềm là khác nhau. Tùy thuộc vào dự án chuyên sâu hay cơ bản mà vai trò của tester sẽ sâu đến mức nào.
Mỗi một ngành nghề đều có vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Đối với tester, sẽ có 3 loại cụ thể như sau:
Đối với kiểm thử thủ công, tester sẽ làm và hoàn thành công việc của mình bằng tay. Từ việc thiết lập test case, đến thực hiện test, hay nhập điều kiện đầu vào. Bên cạnh đó, những việc như quan sát kết quả thực, so sánh thực tế với triển vọng trong test case, điền kết quả test….Tất cả công việc đều được tester thực hiện thủ công và không có công cụ hỗ trợ.
Đối với kiểm thử tự động, việc test sẽ thực hiện qua phần mềm hoặc chương trình được lập trình sẵn. Việc làm này sẽ có rất ít hoặc gần như không có sự tác động của tester. Số liệu hay công cụ thực hiện chạy kiểm thử tự động sẽ lấy từ dữ liệu ngoài như cvs, excel….nhập lên ứng dụng.
Phân loại nghề tester như thế nào?
Ứng dụng sẽ quét dữ liệu kiểm thử, so sánh với kết quả kỳ vọng với thực tế. Sau đó, xuất ra ngoài và báo cáo với kết quả kiểm thử. Việc thực hiện kiểm thử tự động sẽ giúp việc thực hiện test trở nên nhanh chóng, hay hoàn thành được những ca test khó không thể kiểm thử thủ công được.
Đây là một công việc nhằm đảm bảo hệ thống của ứng dụng cùng với các phần mềm được an toàn tuyệt đối. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng với các mối đe dọa bên ngoài gây tổn thất tới phần mềm. Đồng thời, tester cần xác định được mối đe dọa tiềm ẩn để thực hiện hoạt động hệ thống không ngừng và tránh khai thác ngoài ý muốn.
Trước khi trở thành một tester chuyên nghiệp, bạn cần học hỏi kinh nghiệm với vị trí ban đầu là một thực tập sinh - Junior tester. Các dự án mà junior phải tester sẽ đơn giải như: thực hiện các trường thử nghiệm, thực thi một số ca kiểm thử cơ bản….Bạn sẽ được tích lũy những kinh nghiệm quý báu và nắm được quy trình sản xuất phần mềm, từ đó có kỹ năng xây dựng và kiểm thử. Mất khoảng từ 2 - 4 năm để trau dồi kinh nghiệm để có thể trở thành một Test Leader/ Manager Test tùy thuộc vào trình độ của mỗi người.
Tương lai nghề tester ra sao?
Đối với các bạn có học công nghệ thông tin khi ra trường thường đi theo xu hướng trở thành một lập trình viên. Đây cũng chính là lý do mà nghề kiểm thử phần mềm vẫn rất khan hiếm nhân lực. Theo một thống kê từ các chuyên gia hàng đầu, ở Việt Nam trung bình 3 lập trình viên mới có 1 Tester. Trong khi đó ở nước ngoài, trung bình 1 lập trình viên có đến 3 - 5 tester.
Chính vì thế, đây là một trong những cơ hội việc làm cao nhất đối với sinh viên công nghệ thông tin. Các bạn trẻ có sự sáng tạo, yêu thích tester, và nhiệt huyết với nghề này thì đây chính là cơ hội tốt. Hơn thế nữa, nghề tester có những quy định cụ thể về cơ hội thăng tiến. Tester càng nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thì họ lại càng được đề cao và quan tâm hơn.
Thu nhập trung bình của một tester theo thống kê tại Việt Nam khi mới ra trường sẽ từ 10 - 12 triệu. Đây chỉ là mức lương khởi điểm cho những bạn chưa có kinh nghiệm. Đối với tester có năng lực và kinh nghiệm trên 2 năm mức lương sẽ vào khoảng 15 - 17 triệu. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội thử sức ở nhiều công ty lớn khác.
Đặc biệt hơn nữa, tester giỏi ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật thì việc offer một công ty với mức lương từ 20 - 25 triệu là chuyện đơn giản.
Khác với nghề lập trình rất khắt khe với độ tuổi vì sự nhạy bén của tuổi trẻ quyết định nhiều tới sản phẩm. Thì đối với nghề tester, chỉ cần có kinh nghiệm và kỹ năng kiểm thử mới quan trọng nhất.
Nếu một tester có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt thì đây chính là cơ hội để bạn có thể tham gia các dự án outsourcing lớn với mức lương siêu cao. Bạn cũng có cơ hội làm việc ở các nước đang phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada…Nghề kiểm thử phần mềm cũng có như quy định cụ thể về nghề nghiệp cũng như cơ hội thăng tiến rõ ràng. Có thể nói, vấn đề tuổi tác không quan trọng nếu bạn là một tester chuyên nghiệp.
Tổng kết
Qua bài viết này, bạn cũng có thể nắm được đôi chút về tương lai nghề tester trong năm 2022 - 2023 tới. Có thể nói, nghề kiểm thử phần mềm vẫn đang trên đà cực kỳ phát triển. Vì thế, hãy nhanh chóng trau dồi cho mình kiến thức tester cơ bản để trở thành một nhân viên kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp nhé!
Bài viết nên xem: