Trong bất cứ một công việc gì trong cuộc sống cũng đều có những nguyên tắc hoạt động riêng. Kiểm thử phần mềm cũng vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức, các chuyên gia đưa ra 7 nguyên tắc testing được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm trong suốt 40 năm qua và đến nay vẫn còn y nguyên giá trị.
Tester hay kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trong quá trình tạo ra một sản phẩm phần mềm. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho chất lượng sản phẩm hay ứng dụng tạo ra cũng như việc hoạt động phù hợp với đối tượng mục tiêu.
- TESTING SHOWS THE PRESENCE OF BUGS (Kiểm thử đưa ra lỗi)
Khi một phần mềm được hình thành, nó sẽ không hoàn toàn được đảm bảo về mặt lỗi ngay cả khi đã trải qua testing. Việc testing chỉ chứng minh được là phần mềm đó có lỗi chứ không thể kết luận là hoàn toàn không còn lỗi nữa. Vì vậy testing càng nhiều và kỹ thì tỷ lệ lỗi lại càng giảm đi cũng có nghĩa là sản phẩm khi đưa ra thị trường được tối ưu nhất. Nếu một ngày bạn không tìm ra lỗi trên sản phẩm nữa thì cũng không chứng minh được rằng sản phẩm đã hoàn toàn hết lỗi bởi 1 số lỗi chỉ xảy ra khi bị tác động bởi những điều kiện đặc biệt ví dụ như: thời gian, yếu tố bên ngoài,…
- EXHAUSTIVE TESTING IS IMPOSSIBLE (Kiểm thử tối đa là không thể)
Như đã nói ở trên testing tất cả các lỗi trên phần mềm là điều không thể, việc testing như thế nào, testing bao lâu nó phù thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với những sản phẩm phức tạp, cần lựa chọn các luồng chính của test để đảm bảo loại bỏ các lỗi lớn trong sản phẩm (critical/high bugs). Ngoài ra hiệu quả của test còn phụ thuộc vào: thời gian test, nhân lực test thì chúng ta phải chấp nhận việc testing và tỉ lệ rủi ro khi đưa sản phẩm ra cho khách hàng. Ví dụ khi test một ứng dụng trên di động chỉ kiểu soát được ứng dụng sẽ chạy mượt mà trên các hệ điều hành phổ biến như: iOS, Android, Window Phone bên cạnh đó số lượng thiết bị di động trên thị trường còn đa dạng chủng loại khác nên việc chọn lựa thiết bị cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Tóm lại việc test tất cả các thiết bị là điều không thể.
- EARLY TESTING (Kiểm thử sớm nhất)
Cái gì cũng vậy, sớm nhất luôn là tốt nhất, việc testing càng sớm là càng tốt. Việc tiến hành testing càng sớm thì chi phí, thời gian trong quá trình phát triển phần mềm càng giảm. Khi phần mềm trở nên phức tạp thì cũng đồng nghĩa với việc testing cũng sẽ phức tạp làm kéo dài thời gian phát triển phần mềm, lãng phí thời gian cũng như nhân lực.
- DEFECT CLUSTERING (Sự tập trung của lỗi)
Các chuyên gia testing đã chỉ ra rằng các lỗi sẽ nằm tập trung trong một số module nhất định nào đó chứ không phải nằm rãi đều trên tất cả các modules của sản phẩm nên khi phát hiện 1 bug thuộc module nào đó thì nên cần phải test kĩ hơn nữa để đảm bảo tìm ra được nhiều bug tiềm ẩn có thể nhất.
Để hiểu rõ hơn nguyên tắc này, ta nên xem xét 3 điều sau:
- Nguyên tắc tổ gián: Nơi nào có một vài con gián (lỗi) thì có nghĩa là ở đó sẽ rất gần tổ gián, nghĩa là sẽ có rất nhiều gián. Chỗ nào có 1 vài con bug thì xung quanh, gần gần chỗ đó sẽ có nhiều bug.
- Nguyên tắc 80/20: thông thường 20% chức năng quan trọng trong một chương trình có thể gây ra đến 80% tổng số bug phát hiện được trong chương trình đó.
- Exhaustive testing is impossible (nguyên tắc thứ 2): do đó cần phải ananlysis (phân tích) và priorities (tính toán mức độ ưu tiên) để quyết định tập trung vào test chỗ nào.
- THE PESTICIDE PARADOX (Nghịch lý thuốc trừ sâu)
Nếu bạn thực hiện kiểm thử trong cùng một tập hợp trong một thời gian liên tục thì sẽ đảm bảo được việc hạn chế tối đa các lỗi xảy ra lặp lại. Hiệu quả của các trường hợp kiểm thử bắt đầu giảm xuống sau một số lần thực hiện.
- TESTING IS CONTEXT DEPENDENT (Kiểm thử phần mềm phụ thuộc vào ngữ cảnh).
Ngữ cảnh ở đây là bản chất của các ứng dụng mà ta sẽ áp dụng những phương thức, kỹ thuật, cũng như loại kiểm thử khác nhau. Ví dụ như các phần mềm phát triển nhằm phục vụ cho các ngành cần bảo mật cao như: ngân hàng, y tế, giáo dục thì việc test các lỗi cần kiểm tra kĩ càng hơn và nhiều hơn để đảm bảo an toàn tuyệt đối tránh lộ những thông tin nội bộ.
- ABSENCE OF ERRORS FALLACY (Sự sai lầm về việc không có lỗi)
Để một sản phẩm có thể tung ra thị trường và đạt được hiệu quả như mong đợi thì ngoài việc kiểm tra kỹ càng các lỗi thì còn cần phải đảm bảo sản phẩm này phải phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người dùng. Nên sẽ có các kỹ thuật để đảm bảo việc này là Usuability Testing.
Để việc kiểm thử mang lại hiệu quả mà không tốn thời gian, công sức thì các tester cần ghi nhớ kỹ những nguyên tắc trên.
Nguồn: Công ty Cổ phần DevPro Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 6, số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0985.95.08.95
Facebook: https://www.fb.com/devprojscgroup
Tìm hiểu khóa học Tester - Kiểm thử phần mềm tại: https://www.devpro.edu.vn/tester-kiem-thu-phan-mem