Tin tức chung

Quy trình kiểm thử phần mềm chuẩn với 5 bước cơ bản

10 July 2018

Kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng của quá trình tạo ra một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh. Bởi vậy trong tester cũng cần chú ý vào từng bước của quá trình kiểm thử.

1. Tại sao cần kiểm thử phần mềm

- Mục đích của kiểm thử phần mềm là thực hiện một chương trình hoặc ứng dụng nhằm tìm các lỗi phần mềm (bao gồm các lỗi và các thiếu sót)

- Là quá trình phê chuẩn và xác minh một chương trình máy tính / ứng dụng / sản phẩm.

- Đáp ứng được mọi yêu cầu hướng dẫn khi thiết kế và phát triển phần mềm.

- Thực hiện công việc đúng như kỳ vọng.

- Có thể triển khai được với những đặc tính tương tự.

- Và đáp ứng được mọi nhu cầu của các bên liên quan.

2. Quy trình kiểm thử bao gồm 5 bước cơ bản

Ở các môi trường khác nhau hoạt động kiểm thử có thể được diễn ra với các bước khác nhau tuy nhiên mọi hoạt động của kiểm thử mục đích cuối cùng cũng để đảm bảo phần mềm tạo ra chạy mượt mà.

Bước 1: Lập kế hoạch và kiểm soát việc kiểm thử

Mục đích: Nhằm chỉ định và mô tả các loại kiểm tra sẽ được triển khai và thực hiện. Được chia làm 2 hoạt động:

Thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm thử:

- Xác định phạm vi, rủi ro cũng như mục đích của hoạt động kiểm thử

- Xác định các cách tiếp cận kiểm thử

- Xác định chiến lược kiểm thử. Chiến lược kiểm thử mô tả các thành phần kiểm thử cần có trong một chu kỳ phát triển phần mềm chẳng hạn như: các mục tiêu kiểm thử, các phương pháp kiểm thử, tổng thời gian và nguồn lực yêu cầu cho các dự án cũng như các môi trường test. (Lưu ý: Chiến lược kiểm thử thường được tạo ra bởi PM, TL)

- Xác định các nguồn lực cần có cho kiểm thử như: nhân lực, phần cứng, phần mềm, môi trường test v.v

- Lên lịch cho các hoạt động phân tích và thiết kế các trường hợp kiểm thử, thực thi kiểm thử cũng như đánh giá kết quả kiểm thử.

- Xác định các tiêu chí kết thúc việc kiểm thử (exit criteria) chẳng hạn như tỉ lệ độ bao phủ của test case, số lượng bug tìm được, độ nghiêm trọng của những con bug tìm được. Bên dưới là 1 ví dụ cơ bản cho tiêu chí kết thúc kiểm thử:

- 100% độ bao phủ statement (statement coverage)

- 100% độ bao phủ yêu cầu (requirement coverage)

- 100% các trường hợp kiểm thử được thực thi

- 100% các lỗi nghiêm trọng được fixed

- 80% các lỗi ít nghiêm trọng (low-medium) được fixed

- Hết hạn kiểm thử

- Hết budget

Thứ hai: Kiểm soát kiểm thử:

- Đo lường và phân tích các kết quả của hoạt động kiểm thử

- Theo dõi và ghi lại tiến độ, độ bao phủ cũng như các tiêu chí kết thúc kiểm thử

- Cung cấp thông tin về kiểm thử

- Tiến hành các hành động khắc phục nếu cần thiết.

- Đưa ra quyết định.

Bước 2: Phân tích và Thiết kế

Mục đích: Nhằm chỉ định các test case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi phiên PM.

Hoạt động phân tích và thiết kế kiểm thử có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Rà soát các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm thử như tài liệu đặc tả, tài liệu thiết kế, tài liệu giao diện, v.v

- Xác định các điều kiện kiểm thử

- Thiết kế test case

- Đánh giá tính khả thi trong việc kiểm thử của yêu cầu cũng như của hệ thống.

- Chuẩn bị môi trường test cũng như xác định các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các công cụ kiểm thử tương ứng.

Giai đoạn thiết kế test là hết sức quan trọng, nó đảm bảo tất cả các tình huống kiểm tra hết tất cả các yêu cầu

Bước 3: Thực thi test

Mục đích: Thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. Chia thành 2 hoạt động chính là: thực hiện test và chạy test

Thứ nhất: Việc thực hiện test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Chuẩn bị test data

- Thiết kế và phân loại các trường hợp kiểm thử dựa theo độ ưu tiên của từng trường hợp kiểm thử

- Tự động hóa cho các trường hợp kiểm thử nếu thấy cần thiết

Thứ hai: Hoạt động chạy test có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Chạy các test case theo các bước đã định ra trước đó

- Chạy lại các case bị failed trước đó để xác nhận là case đó đã được sửa

- So sách kết quả ghi nhận được khi thực thi với kết quả mong đợi

- Đánh giá kết quả kiểm thử (Passed/Failed) cho các trường hợp kiểm thử

- Viết báo cáo lỗi cho những trường hợp kết quả ghi nhận được và kết quả mong đợi không giống nhau

Bước này thường không bắt buộc trong các loại và mức kiểm tra, chỉ yêu cầu trong những trường hợp đặc thù cần thiết kế, tạo ra các test script có khả năng chạy trên máy tính giúp tự động hoá việc thực thi các bước kiểm tra đã định nghĩa ở các bước thiết kế test

Bước 4: Đánh giá kết quả thực thi và báo cáo kết quả

Mục đích: Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm tra bao gồm xem xét và đánh giá kết quả kiểm tra lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính toán số liệu liên quan, đến quá trình kiểm tra.

Các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi này bao gồm:

- Số lượng test case tối đa được thực thi Passed

- Tỷ lệ lỗi giảm xuống dưới mức nhất định

- Khi đến deadline

Việc kiểm thử chỉ kết thúc khi:

- Đối chiếu kết quả thực thi test case so với các tiêu chí kết thúc kiểm thử được định ra trong lúc lập kế hoạch kiểm thử

- Từ đó, đánh giá xem liệu có cần phải test thêm hay điều chỉnh các tiêu chí kết thúc kiểm thử trong bản kế hoạch

- Viết báo cáo tóm tắt hoạt động kiểm thử cũng như kết quả kiểm thử cho các bên liên quan.

Bước 5: Đóng hoạt động kiểm thử

Mục đích: Kết thúc hoạt động kiểm thử và phần mềm sẵn sàng được giao cho khách hàng.

Ngoài ra, chúng ta cũng thường kết thúc kiểm thử với một trong những lí do sau:

- Khi tất cả các thông tin đã được thu thập đầy đủ cho hoạt động kiểm thử

- Khi dự án bị hủy bỏ.

- Khi một mục tiêu nào đó đạt được.

- Khi hoạt động bao trì hay cập nhật hệ thống hoàn tất.

Hoạt động đóng kiểm thử bao gồm:

- Kiểm tra lại đã giao đầy đủ cho khách hàng những phần đã cam kết từ đầu

- Kiểm tra lại các lỗi nghiêm trọng đã được fix tương ứng

- Đóng gói các tài liệu kiểm thử, kịch bản kiểm thử, môi trường test v.v để dùng cho những mục đích /dự án sau này

- Đánh giá quá trình kiểm thử cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho những dự án trong tương lại.

Trên đây là chi tiết các bước kiểm thử phần mềm để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công!

Bạn nên xem thêm bài:

7 Nguyên tắc trong kiểm thử phần mềm

> Phương pháp tự học tester cơ bản tại nhà với tài liệu trên mạng

Công ty Cổ phần DevPro Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 6, số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0985.95.08.95
Facebook: https://www.fb.com/devprojscgroup
Tìm hiểu khóa học Tester - Kiểm thử phần mềm tại: https://www.devpro.edu.vn/tester-kiem-thu-phan-mem

Đánh giá của học viên đã tốt nghiệp

  • Các anh chị nhiệt tình, thân thiện. Em được mở mang nhiều kiến thức

    Nguyễn Hằng ly
  • Các chị dạy rất dễ hiểu và nhiệt tình. Các kiến thức như trong thực tế khi em đi thực tập tại RikkeiSoft. Cám ơn các anh chị nhiều ạ. Chúc Dev có nhiều học viên hơn nữa.

    Vũ Thị Hà Phương
  • Học ở DevPro đã giúp mình có nhiều kinh nghiệm lập trình android thực tế. Tại đây mình được các thầy dạy rất chi tiết theo một lộ trình rõ ràng của dự án cụ thể nên sau này đi làm mình rất dễ bắt nhịp với công việc.

    Nguyễn Trọng Duy
  • Qua khoá học ở DevPro thì em đã có một “ít” vốn trong tay để có thể "bò" trong lĩnh vực vạn người mê này Trong qúa trình học thì em cảm thấy trung tâm suppost rất nhiệt tình từ đồ ăn tối, event và đầu ra :p. Có chị Quyên "sinh gái" siêu nhây và siêu lầy dụ dỗ bán rẻ học viên cho các nhà tuyển dụng :3 **** Đặc biệt các thầy có rất nhiều kinh nghiệm chỉ dạy và giúp đỡ rất nhiệt tính < mấy tháng liền bám càng đi nhờ thấy :p>

    PhạmTiến Đạt
  • Tôi sẽ không khuyên các bạn phải đến DevPro để học tập thay vì những chỗ khác nhưng tôi đã từng là một người giống các bạn. Tôi băn khoăn không biết chọn nơi đâu làm ngọn đèn chỉ lối và tôi đến với Devpro . Mọi người khá hoà đồng , các thầy cũng cực nhiệt tình nhưng cũng có vốn kiến thức rất rộng còn lại là phụ thuộc vào sự nỗ lực của các bạn nữa thôi. Cố lên nhé. #ATran

    Trần Xuân Ái
  • em thấy mọi thứ đều ổn, thầy giáo nhiệt tình trong cách giảng dậy, dev cũng rất quan tâm học viên . Nhưng theo quan điểm của em và nhìn từ sự phát triển của các trung tâm khác , em nghĩ mỗi khóa học ở dev nên có bài tập cũng như dự án giao cho học sinh làm để tạo áp lực cho học viên code, giữa học viên và công ty cần có những buổi giao lưu nhiều hơn, và cũng nên có 1 số bạn trợ giảng giúp thầy đi fix những lỗi cơ bản cho những bạn hay sai , chứ nhiều khi 1 mình thầy mà phải chạy đến từng bàn fix lỗi cũng k xuể , Xin chúc devpro ngày càng phát triển hơn

    Nguyễn Đình Thành
  • Thầy giáo dạy rất nhiệt tình rất dễ hiểu, các chị quản lý vui vẻ, tạo động lực học viên. Bài giảng phong phú bao gồm nhiều kiến thức nền tảng. .., giúp học viên nắm chắc kiến thức. Có điều lớp toàn nam, ko có nữ ạ

    Vũ Văn Thủy
  • -Thầy giáo rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy , cũng như vui tính , thầy luôn giúp đỡ bọn e rất nhiệt tình ! Tuy chỉ học với lớp 1 thời gian không quá dài nhưng e cũng cảm thấy tuyệt vời vì đã từng là học trò của thầy ! - Chị Hằng và Chị Quyên rất vui tính và nhiệt tình giúp đỡ bọn e nữa ạ - e chúc trung tâm ngày càng đông học viên hơn nữa

    Phan Trung Phú
  • DevPro là một môi trường tốt để cho những ai chưa biết gì về lập trình theo học. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên rất chất lượng, nhiệt tình chỉ bảo cả trên lớp lẫn ở nhà. Ngoài ra tôi rất thích chính sách giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp để có thể tiếp với các doanh nghiệp uy tín. Sau hơn 4 tháng học tập tại công ty, tôi đã hoàn toàn tự tin rằng mình có thể tự học hỏi và bắt đầu làm việc ở một công ty mới với vai trò Web Developer. Cảm ơn DevPro vì tất cả!!

    Nguyễn Đức Huy
  • Học một lúc 2 trường, nhưng mình vấn chưa biết tìm đam mê từ đâu. Từ lúc gặp chị Hằng mình đã quyết chọn theo android, và bây giờ mình chưa bao giờ thấy hạnh phúc đến thế. Mình có công việc ổn định, chuẩn bị onsite ở nhật 1 năm hi hi.

    Trần An Hưng
  • 1.Thầy đẹp trai thì không phải bàn rồi!! Lại được cái nhiệt tình!! ok. 2. Công ty có nhiệt tình hỗ trợ không? Công ty có nhiệt tình hỗ trợ sinh viên, vd:tiền học phí được chia làm 3 đợt giúp đỡ những sv khó khăn,.....

    Trương Quang Trường
  • Em thấy trung tâm dạy tốt và chất lượng ạ. Thầy và các chị đều tận tâm, nhiệt tình và hòa đồng. Đặc biệt là giải lao giữa giờ chúng em còn được ăn nhẹ, e rất thích khoản này.

    Trần Thị Hồng Nhung
  • Tại DevPro mình còn được học code trên tool mới nhất của Android, điều đó càng khiến mình thích thú hơn và trở nên say mê từ lúc nào không biết nữa. Không khí học ở đây rất vui vẻ, ngoài giờ học mình cùng các bạn còn được giải lao ăn nhẹ và trò chuyện cùng nhau nên rất thoải mãi.

    Trương Ngọc Đức
  • Dev chính là nơi giúp mình tìm thấy niềm yêu thích code, cũng chính là nơi đã cho mình những bước đi đầu tiên, cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất trên con đường theo đuổi nghề Dev.

    Nguyễn Thanh Hằng
  • Thầy giáo vui tính, nhiệt tình trả lời và giúp đỡ các bạn khi các bạn có thắc mắc hay khi gặp khó khăn. Các anh chị vui tính, thân thiện tạo cảm giác thoải mái và vui vẻ cho các bạn khi học ở đây.

    Cao Minh Lâm
  • Nghĩ lại hồi đấy, không có Devpro thì chắc giờ em phát rồ mất thôi! Em vốn nghĩ mình có thể tự học được, nhưng kiến thức vốn là vô tận, không có người hướng dẫn thì mình sẽ chẳng biết bắt đầu dư lào, bước tiếp là gì? Nhờ DevPro, sự tận tâm của các thầy mà em mới biết à hóa ra mọi thứ thật đơn giản.

    Kim Erico
  • Hồi học ở DevPro, mình rất quý thầy Việt và những người bạn. Từ kiến thức học được từ trung tâm mình đã mạnh dạn đi thực tập ở một công ty lớn của Nhật Bản và đến giờ đã là nhân viên chính thức ở đây rồi. Vui hơn nữa là có bạn học cùng lớp đó giờ đang là đồng nghiệp cùng mình luôn rồi. Hihi

    Nguyễn Thanh Việt
Nguyễn Hằng ly Vũ  Thị Hà Phương Nguyễn Trọng Duy PhạmTiến Đạt Trần Xuân Ái Nguyễn Đình Thành Vũ Văn Thủy Phan Trung Phú Nguyễn Đức Huy Trần An Hưng Trương Quang Trường Trần Thị Hồng Nhung Trương Ngọc Đức Nguyễn Thanh Hằng Cao Minh Lâm Kim Erico Nguyễn Thanh Việt
DevPro Việt Nam