Nếu bạn mới tiếp xúc với Lập trình Web thì sẽ biết Java và PHP giống nhau ở nhiều điểm. Vậy thì câu hỏi đặt ra là: Nên học Java hay PHP để làm Web?
Java là một ngôn ngữ lập trình được thiết kế như một ngôn ngữ lập trình chung. Khi Java được Sun phát hành lần đầu tiên vào năm 1991, nó đã được sử dụng để lập trình các thiết bị điện tử tiêu dùng như VCRs.
Java một ngôn ngữ biên dịch, vì vậy khi bạn biên dịch code của nó thành bytecode. Mã bytecode sẽ được JVM (Máy ảo Java) biên dịch thành mã máy cho các hệ điều hành thích hợp, bất kể là Windows, Linux hay là hệ điều hành nào. Chỉ cần cài Máy ảo Java thì có thể chạy code Java.
Trong quá trình phát triển, lập trình web là một trong những nhánh chính của ngôn ngữ Java, nó cũng được sử dụng để phát triển ứng dụng android.
PHP (Hypertext Pre Processor) là ngôn ngữ kịch bản có mục đích chung đã nhanh chóng trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất sau khi được phát hành lần đầu vào năm 1995.
PHP có một lợi thế đặc biệt là nó được thiết kế và tạo ra để lập trình web, còn các hầu hết các ngôn ngữ có thể lập trình web khác thì "Đã được điều chỉnh phù hợp với web" (như Ruby hoặc Python).
Ngày nay, phần lớn các trang web chạy trên PHP (gần 80% trang web trên thế giới viết bằng PHP) và các lập trình viên PHP vẫn có nhu cầu cao nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các Hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Drupal và Joomla và một số framework hiện đại như Laravel, Symfony, Và CakePHP đã tăng tốc quá trình lập trình đối với ngôn ngữ PHP này.
Hãy thử nhìn gần hơn một chút để thấy sự khác biệt lớn giữa hai ngôn ngữ PHP và Java:
Biên dịch với thông dịch: Java làm một ngôn ngữ vừa biên dịch vừa thông dịch. Điều này cho phép nó chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào (Có cài đặt JVM). Sự khác biệt nằm ở cách triển khai: Java được biên dịch thành Bytecode và chạy trên máy ảo. PHP là một ngôn ngữ được thông dịch (hoặc là Script). Mặc dù có rất nhiều tranh luận Biên dịch với Thông dịch nhưng tựu chung ngôn ngữ Thông dịch như PHP tập trung vào sự đơn giản và năng suất lập trình hơn.
Tiết kiệm bộ nhớ: Java là ngôn ngữ tiết kiệm bộ nhớ, có nghĩa là nếu bạn cố gán các giá trị chưa được khai báo hay vượt quá khai báo thì sẽ nhận được một lỗi. Với Java, bạn có thể kiểm soát chặt mức độ chiếm dụng bộ nhớ của chương trình.
Kiểu gõ tĩnh vs Kiểu gõ động: Java sử kiểu gõ tĩnh, trong đó kiểu của biến được kiểm tra tại thời gian biên dịch. Lập trình viên phải chỉ định kiểu rõ ràng (số nguyên, số thập phân, chuỗi, v.v.) của bất kỳ biến nào họ tạo. Có nhiều ưu và nhược điểm của hai mô hình này, nhưng ưu điểm chính của kiểu gõ tĩnh là lỗi dữ liệu được phát hiện sớm và vì trình biên dịch biết chính xác loại dữ liệu nào đang được sử dụng, code thường thực thi nhanh hơn hoặc sử dụng ít bộ nhớ hơn. Ưu điểm chính của kiểu gõ động của PHP là tăng năng suất đáng kể khi lập trình.
Khả năng xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc: Đây là khả năng ngôn ngữ của nhóm để xử lý việc thực hiện một số chuỗi lệnh cùng một lúc. Java sử dụng multiple threads để thực hiện các nhiệm vụ song song. PHP, giống như hầu hết các ngôn ngữ phía máy chủ, nó sử dụng multi-thread, blocking I / O để thực hiện song song nhiều tác vụ. Đối với hầu hết các trường hợp sử dụng, cả hai phương thức đều hoạt động tốt, nhưng Java thường nhanh hơn vì chia sẻ bộ nhớ luồng sang luồng nhanh hơn nhiều so với giao tiếp giữa các quá trình (IPC). PHP đã tồn tại được một thời gian và đã tìm ra cách riêng để đạt được xử lý không đồng bộ, nhất là thông qua dự án HHVM do Facebook phát hành.
Class-based vs Prototype-based: Java tuân theo sự kế thừa kiểu top-down, thứ bậc, dựa trên class, theo đó các thuộc tính được định nghĩa trong một class và được kế thừa bởi một thể hiện của lớp đó (một trong các thành viên của nó).
Bạn nên xem xét lựa chọn Java nếu dự án web của bạn nằm trong một dự án lớn hơn:
Có phát triển ứng dụng Android app
Có phát triển thêm phần mềm doanh nghiệp.
Liên quan tới Khoa học máy tính
Phân tích dữ liệu lớn
Giao tiếp với phần cứng
Sư dụng các công nghệ phía máy chủ như Apache, JBoss, Geronimo, GlassFish, v.v.
Ngược lại, bạn nên lựa chọn PHP nếu dự án web của bạn:
Sử dụng LAMP Stack (Linux, Apache, MySQL, PHP)
Làm việc với các Hệ thống quản lý nội dung (CMS)
Sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL, SQL, MariaDB, Oracle, Sybase, và Postgresql...
Cả Java và PHP đều là ngôn ngữ tuyệt vời dành cho lập trình web. Và cách tốt nhất để đưa ra quyết định nên chọn ngôn ngữ nào để học, chọn ngôn ngữ nào để làm việc là bạn phải biến mình đang đứng ở vị trí nào và bạn mong muốn phát triển theo hướng nào. Và đặc biệt chọn khóa học lập trình tại Devpro để nâng cao và học hỏi thêm được nhiều kiến thức phục vụ cho công việc của bạn sau này. Mọi thông tin chi tiết liên hệ hotline 0985.95.08.95 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan tới PHP bạn nên xem: