Lập trình Android hiện nay được rất nhiều các bạn sinh viên IT theo đuổi bởi cơ hội việc làm của ngành này là vô cùng hấp dẫn. Vậy Học lập trình Android mất bao lâu để có thể mang lại thu nhập cho bản thân?
Để học lập trình Android thành thạo và có thể làm việc ngay bạn cần nắm dõ những nội dung cơ bản sau:
Hãy bỏ ra 3 tiếng để học tập mỗi ngày, điều này sẽ giúp bạn học lập trình Android hiệu quả nhất. Đặc biệt, ngoài học lý thuyết bạn cũng cần xen kẽ những buổi thực hành để ghi nhớ bài học lâu hơn và có cái nhìn thực tế hơn. Dưới đây là một ví dụ khung chương trình, nội dung học và thời gian bạn nên áp dụng để học lập trình Android.
Ngày 1: Làm quen với môi trường và cách viết lệnh trong Java
Nội dung học: Cách cài đặt Java SDK và công cụ Eclipse, thực hành chương trình Java đầu tiên HelloWorld, làm quen cách viết lệnh, comment,…trong Java, các phím tắt trong Eclipse - Biến – Hằng – Kiểu Dữ Liệu trong Java, nhập xuất từ bàn phím.
Ngày 2: Các toán tử trong lập trình và các khái niệm cơ bản
Nội dung học: Toán tử trong Java ( Toán tử so sánh, Toán tử số học, logic, gán….), ép kiểu dữ liệu, cách viết hàm và thủ tục, sử dụng đệ quy, tham chiếu, tham trị, hướng dẫn cách sử dụng Debug.
Ngày 3: Học về cấu trúc rẽ nhánh và vòng lặp
Nội dung học: Cấu trúc điều khiển rẽ nhánh: If – else / Switch – case, cấu trúc điều khiển lặp: For, while, do while. So sánh sự khác nhau giữa các vòng lặp, lệnh nhảy break, lệnh Continue, sau đó thực hiện xen lẫn thực hành cấu trúc dữ liệu và giải thuật một số bài toán thực tế như tìm kiếm, tính biểu thức toán học.
Ngày 4: Các kiểu dữ liệu đặc biệt: Mảng
Nội dung học: Học về mảng: Mảng 1 chiều, 2 chiều,…sau đó cũng tiến hành thực hành làm về các bài toán liên quan đến mảng.
Ngày 5: Các kiểu dữ liệu đặc biệt (Tiếp) : String - Date –Enum
Nội dung học: Học về chuỗi, kiểu dữ liệu Date, Time Zone, Enum sau khi học lý thuyết ta thực hành xử lý chuỗi, cách tính ngày tháng năm bất kỳ trong Java.
Ngày 6: Học về Class – Object
Nội dung học: Học về Class, cách xác định được các thực thể trong một ứng dụng từ đó hình thành lớp, xác định các thuộc tính của lớp, các phương thức của lớp, Instant, constructor,…kết hợp Class với Mảng để quản lý các bài toán cơ bản và thực hành các bài toán quản lý nhân viên, học viên, nhân sự, lớp học,…
Ngày 7: Collections
Nội dung học: Học về các Collections: thêm, sửa, xóa, sắp xếp, tìm kiếm, list, ArrayList, LinkedList, Stack, Queue, map, HashMaps, Vector,…
Ngày 8: Lập trình hướng đối tượng (OOP)
Nội dung học: Tìm hiểu về đóng gói – Encapsolution, kế thừa – Inherit, đa hình – Polymorphism, trừu tượng – Abstract, cách phân tích một bài toán theo hướng đối tượng, từ đó có cách code hướng đối tượng.
Ngày 9: Áp dụng lập trình hướng đối tượng và sử dụng Interface
Nội dung học: Áp dụng lập trình hướng đối tượng và quản lý nhân sự, quản lý nhà sách, quản lý giáo viên,…
Học thực hành về Interface
Ngày 10: Đa luồng, Xử lý ngoại lệ, File
Nội dung học: xử lý ngoại lệ - Try catch Exception finally, đa luồng – Multithread, thao tác với File I/O, Tạo file, đọc file, ghi file…
Ngày 11: Một số kỹ thuật nâng cao trong Java
Nội dung học: Các tính năng của Java 8, regular Expression, reflector, kỹ thuật Generic.
Ôn tập áp dụng các kỹ thuật này vào thực tế.
Ngày 12: Đây cũng là ngày quan trọng nhất khi bạn tiến hành tổng kết tất cả những kiến thức đã học và thực hành các bài kiểm tra và ôn tập. Kết thúc phần học Java.
Ngày 13: Làm quen môi trường và các công cụ cần thiết trong quá trình làm việc group, cài đặt Android Studio, cài máy ảo, cài đặt Slack.
Ngày 14: Hướng dẫn sử dụng Android Studio và làm quen các thành phần giao diện cơ bản
Nội dung học: tạo project đầu tiên và làm quen các thành phần cấu trúc của 1 project, tìm hiểu vòng đời của một ứng dụng, cách tổ chức làm việc 1 ứng dụng theo nhóm và các thành phần chính trong Android
Ngày 15: Làm quen với các wibgets cơ bản
Nội dung học: TextView, Edittext, ImageView, Button, xử lý sự kiện cho các wibget cơ bản đó, giới thiệu 1 vài thư viện hỗ trợ và xử lý các wibgets
Ngày 16: Làm việc với Layout trong Android
Nội dung học: bao gồm linear Layout, relative Layout, Table Layout....
Ngày 17: Tiếp tục học Layout trong Android
Nội dung học: Grid Layout, Frame Layout, ScrollView và Thực hành làm app trên điện thoại cơ bản
Ngày 18: Xử lý truyền nhận dữ liệu giữa các màn hình Activity
Ngày 19: Làm quen một số giao diện chính về danh sách
RecycleView, Spinner, AutoCompleteTextView
Ngày 20: Menu, Dialog, Toast, Toolbar
Ngày 21: Fragment, ViewPage, TabHot… trong Android
Ngày 22: Giới thiệu và sử dụng kho thư viện dạng template có sẵn trên mạng
Chủ đề 1 : LƯU TRỮ DỮ LIỆU
Tập trung hiểu dõ những vấn đề sau: SQLite, Shared preference.
Chủ đề 2 : XỬ LÝ ĐA TIẾN TRÌNH
Xử lý Thread, Handel, Asystask
Chủ đề 3 : SERVICE
Tìm hiểu về Service
Chủ đề 4 : BROADCAST RECEIVER & NOTIFICATION
Broad Cast Receiver & Notification, Thực hành (vd : Thực hành thông báo nhận tin nhắn)
Chủ đề 5 : HƯỚNG DẪN GIỚI THIỆU CÁC THƯ VIỆN THỨ 3
Hiện nay có các thư viện được sử dụng phổ biến dành cho lập trình Android mà bạn cần tìm hiểu đó là: FireBase, Fabric, Onesignal. Với mỗi thư viện bạn có thể dành 1 ngày để tìm hiểu.
Chủ đề 6 : QUẢNG CÁO
Tích hợp Abmod
Sau khi học đủ những kiến thức trên bạn cần dành thật nhiều thời gian để thực hành và làm quen với lập trình Android tiến hành lên ý tưởng và dựng protype, phân tích ý tưởng và bắt đầu thực hiện
Trên đây là như là một thời khóa biểu dành cho các bạn chuẩn bị tham gia học lập trình Android, những kiến thức mà tôi cung cấp là những kiến thức cơ bản và cần thiết mà bạn cần học. Việc học lập trình Android có thể chiếm khoảng 4 tháng của bạn nhưng để thành thục và chuyên sâu bạn cần đến vài năm để tìm hiểu nó. Và đương nhiên kiến thức càng chuyên sâu thì thu nhập bạn nhận được từ nó cũng càng lớn. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan: