Tester là một trong những nghề nghiệp có yêu cầu trình độ cao và độ tuổi khắt khe. Vậy 30 tuổi học tester có quá muộn để bắt đầu? Học tester ở độ tuổi 30 có ưu và nhược điểm gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên đây, mời bạn tham khảo.
Học tập không bao giờ được coi là quá muộn. Bất kỳ một môn học nào, bất kỳ một nghề nghiệp nào đều giúp con người được khai sáng và tích lũy kinh nghiệm khi học tập. Trong đó, tester là một nghề nghiệp được coi là ưa chuộng nhân tài khi họ luôn phấn đấu và nỗ lực không ngừng.
30 tuổi học tester là sớm hay muộn?
Một trong những ví dụ về những người thành công muộn đó chính là một nữ lập trình viên người Nhật Bản có tên là Masako Wakamiya. Bà chính là người mà CEO Apple - Tim Cook vô cùng ngưỡng mộ. Bà bắt đầu tiếp cận và làm quen với việc lập trình từ năm 80 tuổi. Một độ tuổi mà không ai có thể nghĩ đến khi họ tiếp cận với những con số siêu vi đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có bản lĩnh, trình độ như bà Masako Wakamiya. Ở độ tuổi 30, thông thường mọi người đã tìm cho mình hướng đi ổn định. Và chắc chắn, nếu bạn bắt đầu học tester ở độ tuổi 30 thì cần phải cân nhắc thật kỹ. Bạn cũng cần phải sẵn sàng tinh thần để làm việc, trụ vững, vươn lên và thành công trong lĩnh vực này.
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng nghề tester này chỉ phù hợp với giới trẻ? Và chúng hẳn không phù hợp với đối tượng “lớn tuổi” nhưng lại muốn thay đổi công việc? Điều này chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Đối với độ tuổi 30, bạn có thể hoàn toàn chủ động chuyển sang nghề tester với những ưu điểm như:
Theo thống kê trên thị trường, các nghề nghiệp lương cao thường có yêu cầu về thời gian đào tạo cùng các chứng chỉ khá phức tạp đi kèm. Nhưng đối lĩnh vực tester, bạn có thể nhanh chóng đăng ký và học lại code trong vòng vài tháng. Còn kỹ năng bạn hoàn toàn có thể tự học hoặc tham gia đào tạo các khóa ngắn hạn.
Tester mang tới thu nhập ổn định và cơ hội phát triển cao
Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan, bao giờ điểm bắt đầu cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Nếu bạn thấy nghề nghiệp này phù hợp và yêu thích chúng. Chắc chắn, công sức mà bạn bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.
Ngay cả khi bạn là một công việc khác ngoài tester trước khi bước vào thị trường CNTT thì bạn cũng đã có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Cho dù ở vị trí nào, bạn cũng đã học hỏi được kinh nghiệm tương tác với khách hàng, làm việc nhóm hay một việc nào đó. Đây đều là những kinh nghiệm quý giá mà ít bạn trẻ nào có được khi bắt đầu đi làm.
Ở tuổi 30, bạn đủ trưởng thành để học hỏi, rèn luyện các kỹ năng từ cuộc sống đến công việc. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn đã đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống phát sinh. Các vấn đề bất ngờ, hoặc những việc liên quan hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình hoặc khả năng phân loại công việc. Toàn bộ kỹ năng mềm này chỉ những người đủ trưởng thành mới có thể sở hữu. Đây chính là một lợi thế khi bạn tham gia vào thị trường CNTT.
Đối với ngành lập trình, không chỉ sản phẩm độc đáo mà sự thiết thực cũng đóng vai trò quan trọng cho mỗi dự án. Chúng hướng đến việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực ra sao. Đây chính là một điểm mạnh của bạn khi đã trải qua rất nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống thực. Khác với các lập trình trẻ khi họ mới trau dồi cho mình kiến thức trên sách vở.
30 tuổi giúp bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt hơn
Điều này chúng tôi nhấn mạnh chính là việc trải nghiệm “sự đời” đủ lâu của bạn để có thể sẵn sàng áp dụng các kiến thức tester của mình vào dự án. Đây là điều mà nhà tuyển dụng cũng rất cần khi tuyển các ứng viên lập trình.
Ngay khi bạn lựa chọn bắt đầu học tester khi 30 tuổi, bạn đã phải tưởng tượng được những khó khăn mà mình sẽ phải đối mặt. Đó cũng chính là nhược điểm mà bạn không thể bỏ qua khi học tester ở độ tuổi này, cụ thể:
Bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình, người thân. Điều này có nghĩa là bạn không có nhiều thời gian cho công việc của mình.
Bạn có thể là nhân viên của một người trẻ tuổi hơn mình
Nhiều công ty có yêu cầu về tuổi nghề sẽ không phù hợp với bạn.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn về 30 tuổi học tester có nên hay không? Hy vọng, với kinh nghiệm và niềm đam mê của mình bạn sẽ có được một nghề nghiệp như ý. Chúc bạn thành công!