[Bài 14] PHP Cơ bản - Các hàm xử lý mảng trong php thường sử dụng - Nội dùng bài gồm có giới thiệu về các hàm xử lý mảng trong PHP và các ví dụ về mảng.
1.Các hàm xử lý mảng
count($array)
-Hàm này có tác dụng đếm xem trong mảng có bao nhiêu phần tử.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
echo count($array);
// output: 2
array_values($array)
-Hàm có tác dụng đưa mảng về dạng mảng tuần tự.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_values($array));
// output: Array ( [0] => Devpro Việt Nam [1] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu thế giới)
array_keys($array)
-Hàm này có tác dụng trả về một mảng tuần tự với phần tử là key của mảng ban đầu.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_keys($array));
// output: Array ( [0] => name [1] => description )
array_pop($array)
-Hàm này trả về phần tử cuối cùng của mảng.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_pop($array));
// output: Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam
array_push($array,$var,$var...)
-Hàm này có tác dụng thêm một hoặc nhiều phần tử vào cuối mảng và trả về số lượng phần tử của mảng sau khi thêm.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_push($array, 'Miễn phí nhé'));
// output: 3
array_shift($array)
-Hàm có tác dụng xóa phần tử đầu tiên của mảng và trả về phần tử vừa xóa.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_shift($array));
// output: Devpro Việt Nam
array_unshift($array, $var, $var...)
-Hàm có tác dụng thêm một hoặc nhiều phần tử vào đầu mảng, và trả về số lượng phần tử của mảng sau khi thêm.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_unshift($array, "học lập trình"));
// output: 3
array_flip($array)
-Hàm này có tác dụng chuyển đổi key của mảng thành value và ngược lại.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_flip($array));
// output: Array ( [Devpro Việt Nam] => name [Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam] => description )
sort($array)
-Hàm có tác dụng sắp xếp lại mảng theo chiều tăng dần và trả về giá trị TRUE nếu thành công và ngược lại FALSE nếu không thành công.
VD:
$array = [5, 4, 3, 2, 1];
sort($array); //TRUE
print_r($array);
// output: Array ( [0] => 1 [1] => 2 [2] => 3 [3] => 4 [4] => 5 )
array_reverse($array)
-Hàm có tác dụng đảo ngược lại vị trí của các phần tử trong mảng.
VD:
$array = [5, 4, 3, 2, 1];
print_r(array_reverse($array));
// output: Array ( [0] => 1 [1] => 2 [2] => 3 [3] => 4 [4] => 5 )
array_merger($array,$array...)
-Hàm có tác dụng gộp hai hay nhiều mảng thành một mảng.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
$array1 = [5, 4, 3, 2, 1];
print_r(array_merge($array, $array1));
// output: Array ( [name] => DevPro Việt Nam [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam [0] => 5 [1] => 4 [2] => 3 [3] => 2 [4] => 1 )
array_rand($array, $number)
-Hàm có tác dụng lấy ra key ngẫu nhiên trong mảng với number là số lượng muốn lấy.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_rand($array));
// output: name
print_r(array_rand($array, 2));
//output: Array ( [0] => name [1] => description )
array_search($keyword,$array)
-Hàm có tác dụng tìm kiếm giá trị của mảng và trả về key của phần tử đó nếu có.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_search('Devpro Việt Nam', $array));
// output: name
array_slice($array,$begin,$length)
-Hàm có tác dụng lấy ra $length phần tử bắt đầu từ $begin trong mảng.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_slice($array, 0));
// output: Array ( [name] => Devpro Việt Nam [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt nam )
print_r(array_slice($array, 0, 1));
// output: Array ( [domain] => Devpro Việt Nam)
array_unique($array)
-Hàm có tác dụng loại bỏ các phần tử trùng nhau trong mảng và trả về một mảng mới sau khi đã loại bỏ.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_unique($array, 0));
// output: Array ( [name] => DevPro Việt Nam [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam )
serialize($input)
-Hàm có tác dụng chuyển đổi một chuỗi,số,mảng,object thành một chuỗi được mã hóa.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r($a = serialize($array));
// output: a:2:{s:6:"name";s:13:"DevPro Việt Nam";s:11:"description";s:33:"Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam";}
unserialize($input)
-Hàm có tác dụng decode chuỗi được mã hóa bằng serialize.
VD:
$array = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r($a = serialize($array));
// output: a:2:{s:6:"name";s:13:"DevPro Việt Nam";s:11:"description";s:33:"Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam";}
print_r(unserialize($a));
//output: Array ( [name] => Devpro Việt Nam [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam )
array_key_exists($key,$array)
-Kiểm tra xem mảng $array có tồn tại khóa $key không. Trả về TRUE nếu tồn tại và ngược lại.
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(array_key_exists(name, $array));
// output: 1
in_array($value,$array)
-Hàm có tác dụng kiểm tra xem mảng $array có tồn tại giá trị $value không? và trả về TRUE nếu có và ngược lại.
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(in_array('Devpro Việt Nam', $array));
// output: 1
array_diff($array1,$array2,..)
-Hàm có tác dụng trả về mảng chứa các phần tử có trong mảng $array1 nhưng không có trong mảng $array2,..,$arrayn
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
$array2 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu.'
];
print_r(array_diff($array1, $array2));
// output: Array ( [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam)
array_diff_assoc($array1,$array2,...)
-Hàm này có tác dụng trả về một mảng có các key trong mảng $array1 mà $array2,..$arrayn không có.
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam'
];
$array2 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam'
];
print_r(array_diff_assoc($array1, $array2));
// output: Array ( [description] => Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam)
array_intersect($array1,$array2,..)
-Hàm này có tác dụng trả về mảng các phần tử giống nhau về $value giữa các mảng $array...
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
$array2 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu.'
];
print_r(array_intersect($array1, $array2));
// output: Array ( [domain] => Devpro Việt Nam )
array_intersect_assoc($array1,$array2,..)
-Hàm có tác dụng trả về mảng chứa các phần tử giống nhau cả key và value trong mảng $array...
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
$array2 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu.'
];
print_r(array_intersect_assoc($array1, $array2));
// output: Array ( [name] => Devpro Việt Nam )
is_array($array)
-Hàm có tác dụng kiểm tra xem một biến có phải mảng hay không. Trả về true nếu là mảng và ngược lại.
VD:
$array1 = [
'name' => 'Devpro Việt Nam',
'description' => 'Trung tâm dạy lập trình hàng đầu Việt Nam.'
];
print_r(is_array($array));
// output: 1
2. Lời kết.
-Qua phần này mình đã giới thiệu với mọi người về các hàm xử lý mảng trong PHP bạn nào muốn xem thêm các hàm khác tham khảo tại đây.